Quản lý nhân sự là gì? Công việc và 5 kỹ năng cần thiết của HRM

Tại các công ty, doanh nghiệp thì vị trí quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Vậy cụ thể quản lý nhân sự là gì? Công việc quản lý nhân sự làm gì? Vai trò cũng như các kỹ năng cần có của HRM là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin này ngay tại bài viết này nhé.

1. Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự hay còn gọi với tên gọi khác là HRM (viết tắt là Human Resource Management), có nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, quản lý nhân viên, nguồn nhân lực tại các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp với mục đích đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Nhân viên HRM có trách nhiệm xây dựng, thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm bảo vệ sự an toàn của nhân viên. Đồng thời, quản lý nhân sự còn quản lý việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến thuế và thông tin cá nhân của nhân viên và cũng đảm bảo an toàn về thể chất, sức khỏe, tinh thần và cảm xúc của nhân sự.

quản lý nhân sự là gì
Quản lý nhân sự là gì?

2. Vai trò của quản lý nhân sự

Để một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì cần có nguồn nhân sự tốt để đạt được những mục tiêu kinh doanh. Vì thế, điều này giúp quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phúc lợi, lương thường, chính sách đãi ngộ tốt, tổ chức các chương trình team building, thể thao và sự kiện khác nhằm giúp cho nhân viên luôn đảm bảo sức khỏe, tình thần làm việc tốt nhất để giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Ngoài ra, quản lý nhân sự còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp trong phạm vi doanh nghiệp, công ty nhằm đảm bảo nguồn nhân lực tuân thủ và thực hiện để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.

công việc quản lý nhân sự
Vai trò của quản lý nhân sự

3. Công việc quản lý nhân sự là làm gì?

3.1 Tổ chức tuyển dụng và lựa chọn ứng viên

Trong doanh nghiệp, công ty thì quản lý nhân sự là người chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng nhân sự. Họ cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch nhằm thu hút được các ứng viên, sau đó tiến hành chọn lọc các ứng viên phù hợp để mang lại sự hiệu quả cho doanh nghiệp và tối ưu chi phí tuyển dụng.

3.2 Đào tạo và phát triển nhân sự

Không nhân viên nào muốn dậm chân ở một vị trí khi làm ở công ty, hầu hết những nhân viên đều muốn có cơ hội thăng tiến, nâng cao năng lực và công nhận thành tích của họ. Do đó, để đáp ứng được điều này, bộ phận quản lý nhân sự có một phần trách nhiệm là cung cấp những cơ hội này cho nhân viên.

quản trị nhân sự là gì
Quản trị nhân sự cần đào tạo và phát triển nhân sự

Để thực hiện, doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức, chuyên môn, kỹ năng,… để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của họ. Việc đào tạo cần có một kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm, đối tượng nhân sự và chi phí cần chi trả.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các chương trình tư vấn nhân sự tại Học Viện Tư Vấn Doanh Nghiệp PMS mà chúng tôi triển khai để đáp ứng các mong muốn của doanh nghiệp.

3.3 Đánh giá hiệu suất làm việc và đảm bảo công việc

Bộ phận quản lý nhân sự có vai trò trong việc quản lý các hoạt động làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, HRM còn nắm bắt quy trình làm việc và đánh giá hiệu suất của nhân sự, điều phối và thúc đẩy mọi người làm việc khoa học hơn, qua đó cải thiện chất lượng công việc.

Việc thường xuyên đánh giá nhân hiệu suất làm việc giúp phát huy tối đa tiềm năng của họ, giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề và tăng khả năng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban và nhân sự với nhau để từ đó nâng cao hiệu quả công việc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng giúp xác định những nhân sự không hoàn thành công việc và sẵn sàng loại bỏ nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc.

3.4 Xây dựng kế hoạch dự phòng nhân lực

Việc xây dựng kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực là việc làm cần thiết để đảm bảo nhân lực của công ty luôn được đảm bảo số lượng, chất lượng và sự ổn định của nhân viên khi gặp các tình trạng nhân viên nghỉ việc đột ngột.

Ở các vị trí cấp cao như quản lý, trưởng phòng hay ban lãnh đạo thì phương án dự phòng cần phải thiết lập đặc biệt để giúp quá trình hoạt động diễn ra liên tục, không gián đoạn ảnh hưởng tới mục tiêu của doanh nghiệp, công ty.

quản lý nhân sự là làm gì
Cần xây dựng kế hoạch dự phòng nhân lực cho doanh nghiệp

3.5 Quản lý bảo hiểm, phúc lợi và đảm bảo sức khỏe nhân viên

Việc đảm bảo các chế độ, quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên là cách tạo ra động lực làm việc, sự cống hiến của nhân viên hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp, tư đó nâng cao hiệu suất làm việc và hiệu quả công việc. Dựa vào hiệu suất làm việc, bộ phận nhân sự sẽ xây dựng mức lương thưởng xứng đáng cho mỗi nhân viên.

Ngoài ra, HRM cần đảm bảo sức khỏe cho nhân viên vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và năng suất làm việc. Một nhân viên khỏe mạnh sẽ có thể làm việc hiệu quả hơn, ít nghỉ ốm hơn và ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý như căng thẳng, lo âu.

3.6 Quản lý thông tin nguồn nhân lực

Khi nắm bắt được thông tin về nguồn nhân lực, nhân viên trong công ty. Bộ phận nhân sự có thể biết được những điểm mạnh và các mặt hạn chế để từ đó có thể tiến hành việc sắp xếp, điều phối phù hợp với chiến lược của công ty qua từng giai đoạn phát triển.

4. Các kỹ năng cần thiết của quản lý nhân sự

4.1 Kỹ năng giao tiếp

Công việc này thường xuyên làm việc với con người nên nhân viên nhân sự, quản lý nhân sự nên khả năng giao tiếp tốt nên có ở một người làm nhân sự. Việc khéo léo trong cách giao tiếp, ứng xử, linh hoạt trong mọi tình huống sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý nhân sự giỏi qua từng ngày.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cũng cần thiết cho nhà quản lý nhân sự. Các tín hiệu như giọng nói, biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc trò chuyện và phản ứng của nhân viên.

4.2 Kỹ năng lãnh đạo

Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất với nhà quản trị nhân sự. Kỹ năng này nhà quản lý đưa ra kế hoạch, mục tiêu và phân bổ công việc phù hợp với từng nhân viên trong công ty.

Ngoài ra, nó còn giúp cho nhà quản lý nhân sự truyền cảm hứng, tạo môi trường làm việc tốt nhất từ đó nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân viên.

vai trò của quản lý nhân sự
Kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng cho HRM

4.3 Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Khi một nhân viên đến gặp quản lý nhân sự để giải quyết vấn đề, thường họ tin rằng họ đúng và các bên khác đang mắc lỗi. Điều này thường xảy ra cho dù vấn đề là về tiền lương, giờ làm việc, nhiệm vụ công việc hoặc các vấn đề khác.

Khi gặp các vấn đề này, quản lý nhân sự phải giải quyết xung đột bằng cách đàm phán thương lượng với nhân viên, khi việc đàm phán hiệu quả có thể giải quyết hài lòng cho đôi bên.

Ngoài ra, khi thuyết phục tốt, nhà quản lý nhân sự sẽ giữ chân được các nhân sự giỏi, xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả làm việc.

4.4 Kỹ năng chuyên môn

Ở bất cứ ngành nghề gì, thì công việc nào cũng cần đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần có. Với nhà quản lý nhân sự cũng vậy, các kỹ năng chuyên môn về nhân sự cần có bao gồm:

  • Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự.
  • Đưa ra các chiến lược về quản lý nhân sự.
  • Định hướng tổ chức đào tạo và phát triển nhân sự.
  • Quản lý chế độ phúc lợi, lương thưởng cho nhân viên.
  • V.v

4.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình làm việc, sẽ không ít những tình huống phát sinh giữa nhân viên và doanh nghiệp. Do đó, quản lý nhân sự cần biết cách xử lý các vấn đề một cách kịp thời, đúng đắn.

quản lý nhân sự làm gì
HRM cần phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời, đúng đắn

Trên đây là những thông tin về quản lý nhân sự là gì? Công việc, vai trò và một số kỹ năng cần có để trở thành quản lý nhân sự giỏi. Hiện nay tại Việt Nam, công việc HRM đang rất hot ở thời điểm hiện tại với mức thu nhập hấp dẫn, vì thế nếu có yêu thích và đam mê hãy thử sức nhé.

Tham khảo thêm các kiến thức khác về quản trị nhân sự: tại đây

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x