Xây dựng khung năng lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với toàn bộ hoạt động nhân sự cũng như hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xây dựng khung năng lực chuẩn và cách ứng dụng bộ đánh giá năng lực như thế nào?
Hiểu được điều này, Học Viện PMS cho ra chương trình tư vấn xây dựng khung năng lực để giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng chương trình đào tạo, tuyển dụng nhanh chóng, hiệu quả cũng như xây dựng các chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, lộ trình thăng tiến cụ thể cho nhân sự.


Giới thiệu về hệ thống khung năng lực
Hệ thống khung năng lực (hay còn là P2 – Person trong hệ thống lương 3Ps) hay trả lương theo năng lực cá nhân nghĩa là cùng một công việc, cá nhân có khả năng hoàn thành công việc tốt hơn được hưởng mức lương cao hơn. Để trả lương theo P2, doanh nghiệp định nghĩa các bậc năng lực hay mức độ đáp ứng của cá nhân so với yêu cầu công việc. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xây dựng các bậc và mức lương tương thích với bậc năng lực mà cá nhân đáp ứng được so với yêu cầu công việc.
Theo khái niệm này, khung năng lực thường bao gồm 3 nhóm yếu tố: A-S-K tương đương Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức:
- Thái độ (Attitude): Mô tả cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân sự.
- Kỹ năng (Skill): Mô tả những khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong thực tế.
- Kiến thức (Knowledge): Mô tả những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực được học và nghiên cứu từ trường lớp hoặc được tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm.


Sau khi đã tuyển dụng nhân sự có năng lực phù hợp, dựa trên kết quả năng lực của nhân viên, doanh nghiệp còn có thể phân loại nhân viên theo mức độ đáp ứng chuẩn năng lực, từ đó có thể đề ra các phương án phù hợp để phân công giao việc, đào tạo, thuyên chuyển, bổ nhiệm hay sử dụng nhân sự một cách hợp lý…
Do đó, có thể nói rằng xây dựng khung năng lực là một hệ thống rất quan trọng trong mắt xích quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Một số câu hỏi về hệ thống đánh giá khung năng lực
- Đánh giá năng lực có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp?
- Từ khi doanh nghiệp bắt đầu hình thành, việc tuyển dụng, sắp xếp những nhân sự đầu tiên sẽ dưới góc độ có khả năng và phù hợp với vị trí công việc dự kiến hay không?
- Nhân sự đó có kiến thức tốt để thực hiện công việc hay chưa?
- Kỹ năng đã đủ tốt để làm việc hiệu quả hay chưa?
- Thái độ có tốt hay không…?
Quy trình tư vấn xây dựng khung năng lực tại Học Viện PMS


- Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu tư vấn từ phía Doanh nghiệp.
- Bước 2: Khảo sát, phân tích hiện trạng doanh nghiệp hiện tại.
- Bước 3: Xây dựng giải pháp tư vấn và kế hoạch triển khai tổng thể.
- Bước 4: Ký kết hợp đồng tư vấn sau khi 2 bên đã thống nhất.
- Bước 5: Triển khai dự án tư vấn cho Doanh nghiệp.
- Bước 6: Tổng kết, đánh giá dự án tư vấn.
- Bước 7: Hỗ trợ sau tư vấn (nếu có).
Hiệu quả của tư vấn xây dựng khung năng lực mang lại
Xây dựng khung năng lực vừa giúp doanh nghiệp và người lao động về một số yếu tố cơ bản như sau:
- Trong công tác tuyển dụng: tuyển “đúng người” vào “đúng việc”. Yếu tố năng lực thường được coi là quan trọng nhất để quyết định lựa chọn ứng viên. Mức độ chuẩn năng lực của ứng viên là căn cứ để lựa chọn ứng viên qua các vòng tuyển dụng cũng như ký kết hợp đồng lao động. Mặt khác, thông qua đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng xác định được kiến thức, kỹ năng nào có thế đào tạo, kiến thức, kỹ năng nào có thể đáp ứng ngay sau tuyển dụng và năng lực nào khó phát triển…để từ đó ra quyết định tuyển dụng hiệu quả.
- Trong công tác đào tạo và phát triển nhân sự: dựa trên mức độ đáp ứng chuẩn năng lực, bằng cách so sánh với chuẩn năng lực kỳ vọng đối với từng vị trí, doanh nghiệp có thể xây dựng được cụ thể kế hoạch đào tạo (đào tạo ai, nội dung gì, đào tạo cấp độ nào, hình thức tổ chức, kinh phí đào tạo, thời lượng đào tạo, thời gian đào tạo theo thứ tự ưu tiên, Giảng viên)…
- Trong công tác đãi ngộ: hai nhân sự cùng làm việc tại 1 vị trí tương đương nhau nhưng bậc lương có thể khác nhau. Đó là do yếu tố năng lực của cá nhân đáp ứng các mức độ khác nhau so với yêu cầu chuẩn năng lực của vị trí. Bên cạnh đó, những năng lực được cho là “hiếm”, là những kỹ năng đặc biệt mà không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được trong một số công việc đặc thù, thì có thể là căn cứ cho doanh nghiệp bổ sung phụ cấp cho nhân sự. Ví dụ như Kỹ năng thử rượu, Kỹ năng nhận biết hương vị đặc biệt…
- Trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, thuyên chuyển: Việc xem xét, bổ nhiệm cán bộ thực tế là so sánh giữa năng lực hiện tại và khả năng phù hợp của nhân sự đối với vị trí mới. Bằng việc đánh giá nhân sự đối với các tiêu chí của vị trí dự kiến bổ nhiệm, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ đáp ứng tiềm năng của nhân sự đối với vị trí tương ứng. Từ đó, nhân sự nào đáp ứng được yêu cầu năng lực cho vị trí được bổ nhiệm (thường là đáp ứng mức tối thiểu), doanh nghiệp cần cân nhắc vấn đề đào tạo hay hướng tới quá trình quy hoạch, bổ nhiệm. Đánh giá năng lực cũng hỗ trợ rất tốt cho việc xem xét tính phù hợp của nhân sự cụ thể với một vị trí khác trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể bố trí, sắp xếp, thuyên chuyển nhân sự đó sang vị trí mới phù hợp với sở trường, khả năng và phát huy được tốt hơn những thế mạnh cá nhân.
- Trong quản lý thành tích: Thông qua việc so sánh giữa mức độ đáp ứng chuẩn năng lực (tiềm năng) với kết quả thực hiện công việc (kết quả), doanh nghiệp có biện pháp để điều chỉnh các chính sách nhân sự, phong cách quản lý, phương pháp quản lý… một cách hiệu quả. Việc gắn kết hai yếu tố trên nhằm giúp doanh nghiệp có các biện pháp phù hợp trong sử dụng và quản lý nhân sự, đảm bảo cân đối và tạo tính động lực tốt cho nhân sự, khai thác được thế mạnh để biến tiềm năng thành hiệu quả thực tế.


Học Viện Tư Vấn Doanh Nghiệp PMS là đơn vị tư vấn xây dựng khung năng lực dành cho các Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia trên 20 năm kinh nghiệm, tư vấn thành công nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Chúng tôi sẽ mang đến chương trình tư vấn hiệu quả cho Quý doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ tư vấn:
- Trụ sở chính: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi, 102 Nguyễn Xí, P26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Chi nhánh Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
- Hotline: 0965 845 468 – 028 7300 6069
- Email: info@pms.edu.vn
- Website: https://tuvandoanhnghieppms.edu.vn/
Tham khảo các dịch vụ tư vấn quản lý nhân sự liên quan khác: