Chương trình tư vấn TPM tại Học Viện PMS được triển khai giúp doanh nghiệp tối đa hóa tài nguyên hiện có, đạt hiệu quả cao về sử dụng thiết bị, kiểm soát hệ thống và đảm bảo ổn định. Ngoài ra, tạo môi trường làm việc an toàn, không gặp sự cố dừng máy, không phế phẩm, không hao hụt và tai nạn. Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, không chỉ tăng năng suất mà còn giảm chi phí một cách hiệu quả.


1. Giới thiệu về TPM – Hệ thống quản lý năng suất toàn diện
TPM là từ viết tắt của Total Productive Maintenance là Quản lý năng suất toàn diện hay Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể. TPM là một phương pháp quản lý năng suất và duy trì hiệu suất của các thiết bị, máy móc, và hệ thống sản xuất trong một tổ chức.
TPM tập trung vào việc tham gia và cam kết của toàn bộ nhân viên từ cấp quản lý đến công nhân trong việc duy trì và cải tiến hiệu suất sản xuất. Mục tiêu của TPM là tối đa hóa năng suất, giảm lãng phí, tăng cường hiệu quả và sự tin cậy của thiết bị, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
1.1 Các chỉ số của TPM
- Overall Equipment Effectiveness (OEE): OEE là một chỉ số đo lường tỷ lệ tận dụng hiệu quả của thiết bị sản xuất. Nó tính toán tổng thời gian hoạt động thực tế của thiết bị (Availability), hiệu suất sản xuất (Performance) và chất lượng sản phẩm (Quality) để đánh giá hiệu quả tổng thể của thiết bị. OEE thường được tính theo công thức: OEE = Availability x Performance x Quality.
- Mean Time Between Failures (MTBF): MTBF là thời gian trung bình giữa các lần hỏng của thiết bị. Nó đo lường khả năng của thiết bị hoạt động một cách liên tục và ổn định. MTBF được tính bằng cách chia tổng thời gian hoạt động giữa các lần hỏng cho số lần hỏng.
- Mean Time to Repair (MTTR): MTTR là thời gian trung bình để khắc phục sự cố và sửa chữa thiết bị sau khi xảy ra lỗi. MTTR đo lường tốc độ và khả năng phục hồi của thiết bị sau sự cố. MTTR được tính bằng cách chia tổng thời gian sửa chữa cho số lần sửa chữa.
- Percentage Planned Maintenance (PPM): PPM đo lường tỷ lệ giữa thời gian bảo trì định kỳ đã được lên kế hoạch so với tổng thời gian bảo trì (bao gồm cả bảo trì định kỳ và bảo trì sửa chữa). PPM là một chỉ số cho thấy mức độ quản lý bảo trì định kỳ và dự trữ được thực hiện theo kế hoạch.
- Percentage of Defects or Rejections: Đây là tỷ lệ phần trăm sản phẩm bị lỗi hoặc bị từ chối trong quá trình sản xuất. Chỉ số này đo lường chất lượng của sản phẩm và hiệu suất quá trình kiểm tra chất lượng.
1.2 Quy trình của phương pháp TPM
- Autonomous maintenance: Bảo trì tự động
- Planned maintenance: Bảo trì định kỳ
- Quality maintenance: Bảo trì chất lượng
- Focused improvement: Cải tiến tập trung
- Early equipment management: Quản lý thiết bị sớm
- Education & Training: Giáo dục và đào tạo
- Safety, health & environment: An toàn, sức khỏe và môi trường
- TPM in administration: TPM trong quản lý


2. Điều kiện tiên quyết để chương trình tư vấn TPM thành công
- Sự thông hiểu và ủng hộ chương trình từ Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
- Đã thực hành tốt chương trình 5S-Kaizen.
- Nhận thức tốt về năng suất, chất lượng và lãng phí.
- Đã thực hành tốt công tác “bảo trì tự quản”.
- Đã thực hành tốt công tác “bảo trì dự phòng” (ở trình độ “bảo trì dự báo”).
- Đã thực hành tốt hệ thống quản lý chất lượng.
- Đã thực hành tốt hệ thống “an toàn-vệ sinh công nghiệp” (HSE)…
- Xác định chính sách và các mục tiêu chính của chương trình.
3. Quy trình tư vấn hệ thống quản lý năng suất toàn diện tại PMS


- Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu tư vấn từ phía Doanh nghiệp.
- Bước 2: Khảo sát, phân tích hiện trạng doanh nghiệp hiện tại.
- Bước 3: Xây dựng giải pháp tư vấn và kế hoạch triển khai tổng thể.
- Bước 4: Ký kết hợp đồng tư vấn sau khi 2 bên đã thống nhất.
- Bước 5: Triển khai dự án tư vấn cho Doanh nghiệp.
- Bước 6: Tổng kết, đánh giá dự án tư vấn.
- Bước 7: Hỗ trợ sau tư vấn (nếu có).
4. Kết quả mang lại sau chương trình tư vấn TPM
- Hệ thống làm việc khoa học và hiệu quả trong công tác quản lý sản xuất thiết bị, kế hoạch, chất lượng cho doanh nghiệp.
- Toàn thể nhân viên làm việc có Phương pháp chuyên nghiệp và nhất quán.
- Tạo ý thức tự giác cho toàn thể CBCNV.
- Xóa bỏ “văn hóa tôi vận hành, anh sửa máy”.
- Mang lại tính tích cực cho nhân viên.
- Trang bị kỹ năng cải tiến không ngừng cho toàn thể CBCNV.
- Giảm thời gian dừng máy ngoài kế hoạch (~90%).
- Giảm tỷ lệ giao hàng trễ hạn (~95%).
- Giảm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa (~80%).
- Tăng hiệu suất làm việc của thiết bị (70-100%).
- Giảm lãng phí (70-80%).
- Ổn định và cải thiện chất lượng (~90%).
- Nâng chỉ số hiệu suất thiết bị toàn phần (OEE) lên đến 80%.
- Là nền tảng cho việc ứng dụng các mô hình quản lý tiên tiến hơn.


Học Viện PMS là đơn vị tư vấn TPM – Hệ thống Quản lý năng suất toàn diện dành cho các Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia trên 20 năm kinh nghiệm, tư vấn thành công nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Chúng tôi sẽ mang đến chương trình tư vấn hiệu quả cho Quý doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ tư vấn:
- Trụ sở chính: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi, 102 Nguyễn Xí, P26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Chi nhánh Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
- Hotline: 0965 845 468 – 028 7300 6069
- Email: info@pms.edu.vn
- Website: https://tuvandoanhnghieppms.edu.vn/
Tham khảo thêm các dịch vụ tư vấn sản xuất liên quan: